PHIÊN ÂM TIẾNG HOA (PINYIN) VÀ CÁCH HỌC PHÁT ÂM HIỆU QUẢ (PHẦN 2)

Phát âm chuẩn là nền tảng quan trọng nhất khi học tiếng Hoa. Để đạt được điều đó, bước đầu tiên là nắm vững bảng phiên âm tiếng Hoa, đặc biệt là với người mới bắt đầu. Sau khi đã làm quen với bảng phiên âm, việc luyện tập và ôn tập thường xuyên là chìa khóa để phát âm chuẩn xác hơn. Hãy cùng Tiếng Hoa Du Học Đình Vân tiếp tục tìm hiểu và khám phá các phương pháp giúp bạn nắm vững phiên âm và cách phát âm chuẩn qua bài viết sau nhé!

>>> Xem thêm: PHIÊN ÂM TIẾNG HOA (PINYIN) VÀ CÁCH HỌC PHÁT ÂM HIỆU QUẢ (PHẦN 1)

Cách phát âm Phụ âm (Thanh mẫu)

1. Phụ âm đơn

  • Nhóm 1: Âm môi b, p, m, f

Phụ âm đơn

Cách phát âmĐặc điểm
b

Đặt hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra và để không khí từ miệng thoát ra

Là âm môi – môi.

Phát âm gần giống “p” trong tiếng Việt

p

Hai môi dính tự nhiên rồi tách ra để không khí thoát ra từ miệng

Là âm môi – môi.

Phát âm nặng hơn “b” nhưng nhẹ hơn “p” trong tiếng Việt

m

Đặt hai môi dính tự nhiên và để không khí từ miệng thoát ra ngoài

Là âm môi – môi.

Phát âm gần giống “m” trông tiếng Việt

f

Đặt môi dưới dính nhẹ vào răng trên và để không khí thoát ra từ khoảng cách giữa răng và môi

Là âm môi – răng.

Phát âm tương tự “ph” trong tiếng Việt

  • Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa: d, t, n, l
Phụ âm đơnCách phát âmĐặc điểm
d

Đặt hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra và để không khí từ miệng thoát ra

Không bật hơi.

Phát âm gần giống âm “t” trong tiếng Việt

t

Đặt đầu lưỡi dính vào lợi trên tạo trở ngại, sao đó hạ thấp lưỡi để không khí từ miệng thoát ra

Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

Phát âm gần giống âm “th” trong tiếng Việt

n

Đặt lưỡi dính vào lợi trên để tạo trở ngại, sau đó hạ thấp để không khí từ mũi thoát ra

Là một âm mũi, hữu thanh.

Phát âm gần giống âm “n” trông tiếng Việt

l

Để đầu lưỡi dính chặt vào lợi trên và cho không khí thoát ra từ hai mép lưỡi

Là một âm biên, hữu thanh.

Phát âm gần giống âm “l” trong tiếng Việt

  • Nhóm 3: Âm gốc lưỡi g, k, h
Phụ âm đơnCách phát âmĐặc điểm
g

Áp sát gốc lưỡi vào ngạc mềm, bất ngờ tách ra để tạo luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm tắc, vô thanh và không bật ra hơi.

Phát âm gần giống âm “c” và âm “k” trong tiếng Việt

k

Áp sát gốc lưỡi vào ngạc mềm, bất ngờ tách ra để tạo luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm tắc, vô thanh, có bật hơi.

Phát âm Tương tự âm “kh” trong tiếng Việt

h

Nâng cao gốc lưỡi và không áp vào ngạc mềm để cho luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm xát, vô thanh.

Phát âm gần giống âm “h” trông tiếng Việt

  • Nhóm 4: Âm mặt lưỡi j, q, x
Phụ âm đơnCách phát âmĐặc điểm
j

Áp sát gốc lưỡi vào ngạc mềm, bất ngờ tách ra để tạo luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm bán tắc, vô thanh,  không bật hơi.

Phát âm gần giống âm “ch” trong tiếng Việt

q

Áp sát gốc lưỡi vào ngạc mềm, bất ngờ tách ra để tạo luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi.

Phát âm hơi giống âm “sh” trong tiếng Việt

x

Nâng cao gốc lưỡi và không áp vào ngạc mềm để cho luồng không khí thoát ra từ miệng

Là âm xát, vô thanh.

Phát âm gần giống âm “x” trong tiếng Việt

  • Nhóm 5: Âm đầu lưỡi trước z, c, s, r
Phụ âm đơnCách phát âmĐặc điểm
z

Áp đầu lưỡi vào phần lợi trên, sau đó chừa ra một khoảng trống nhỏ để không khí từ từ thoát ra ngoài

Là âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi.

Phát âm gần giống âm “ch” trong tiếng Việt

c

Áp đầu lưỡi vào phần lợi trên, sau đó chừa ra một khoảng trống nhỏ để không khí từ từ thoát ra ngoài

Là âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi.

Phát âm hơi giống chữ x ở một số vùng miền

s

Áp đầu lưỡi vào phần lợi trên, sau đó để không khí từ từ thoát ra ngoài

Là âm xát, vô thanh.

Phát âm gần giống âm “x” trong tiếng Việt

r

Nâng đầu lưỡi sát vào phần ngạc cứng trước, sau đó để không khí thoát ra theo một đường nhỏ và hẹp

Là âm xát, hữu thanh.

Phát âm gần giống âm “r” trong tiếng Việt

2. Phụ âm kép (zh, ch, sh)

Phụ âm képCách phát âmĐặc điểm

zh

Tròn môi và uốn lưỡi, nhưng không bật hơi.

Phát âm gần giống “tr” trong tiếng Việt.

ch

Tròn môi và uốn lưỡi. Vì là âm bật hơi nên cách phát âm sẽ nghe giống như âm “xờ chờ”

Phát âm gần giống “tr” trong tiếng Việt nhưng sẽ có bật hơi

sh

Tròn môi và uốn lưỡi. Bạn cần lưu ý đây là một âm xát, vô thanh

Phát âm gần giống “s” trông tiếng Việt nhưng nặng hơn

* Lưu ý: Trong nhóm 3 phụ âm kép này có 2 thanh mẫu (phụ âm kép) phát âm giống hệt nhau là “zh”“sh”. Do đó, để phát âm chính xác 2 phụ âm này các bạn phải luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần. Còn với phụ âm “ch”, bạn cũng phát âm tương tự như 2 phụ âm trên chỉ khác là phải hắt mạnh hơi ra thì phát âm mới chuẩn.

 

Cách phát âm Âm điệu (Thanh điệu)

Tiếng Hoa sử dụng thanh điệu để biểu thị nghĩa của từ.

Thanh điệu thể hiện cao độ của âm tiết, kết hợp với thanh mẫu và vận mẫu để tạo thành từ. Thanh điệu được dùng để phân biệt ý nghĩa giữa các từ có cùng cách phát âm.

Tiếng Hoa có bốn dấu thanh và một thanh nhẹ, cách đọc như sau:

Thanh điệu

Ký hiệuVí dụCách đọc

Thanh 1

(阴平 /yīnpíng/ Âm bình)

Âm thanh cao và ngang, kéo dài tự nhiên

Thanh 2

(阳平 /yángpíng/ Dương bình)

/

Đọc tương tự dấu “sắc" trong tiếng Việt

Thanh 3

(上声 /shàngshēng/ Thượng thanh)

v

Đọc tương đương dấu hỏi trong tiếng Việt nhưng cần kéo dài hơi

Thanh 4

(去声 /qù shēng/ Khứ thanh)

 

Đọc tương đương giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt

Thanh 5 – thanh nhẹ (khinh thanh)

không cóma

Thanh này sẽ không được biểu hiện bằng dấu, tuy nhiên phát âm sẽ nặng hơn bình thường

Trên đây là phiên âm và cách phát âm trong tiếng Hoa (phần 2) mà Tiếng Hoa Du Học Đình Vân đã tổng hợp, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về ngôn ngữ này, và có thể sử dụng chúng hiệu quả trong quá trình học tập và ứng dụng thực tế, nếu có gì sai sót hay thắc mắc cần giải đáp, mong các bạn độc giả liên hệ theo một trong những thông tin sau. Xin cảm ơn!

 

LIÊN HỆ VỚI TIẾNG HOA DU HỌC ĐÌNH VÂN NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN!

Địa chỉ: 131D Hoa Lan, Phường 2, Quận Phú Nhuận

Hotline: (+84) 917317171 (Zalo)

Fanpage: TIẾNG HOA DU HỌC ĐÌNH VÂN

Instagram: TIẾNG HOA DU HỌC ĐÌNH VÂN

Tiktok: TIẾNG HOA DU HỌC ĐÌNH VÂN

Email: service@dinhvan.edu.vn

ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC